Từ khâu sản
xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử dụng, từng loại vắc-xin cần được bảo quản
trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Cách bảo quản và vận chuyển vắc-xin không
đúng thì chất lượng vắc-xin sẽ không đảm bảo, dẫn đến khả năng sinh kháng thể để
phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến.
1. Nhiệt độ bảo quản vắc-xin
Trong quá trình vận chuyển,
bảo quản vắc-xin luôn được sắp xếp, bảo quản trong các thiết bị chuyên dụng như
trong thùng lạnh của xe tải lạnh chuyên dụng, phích vắc-xin, hòm lạnh, tủ lạnh,
kho lạnh... được gọi là dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin. Tủ lạnh, kho lạnh bảo quản vắc-xin đều
được kiểm tra nhiệt độ lần đầu vào buổi sáng và lần 2 vào buổi chiều trước khi
về. Việc kiểm tra nhiệt độ bảo quản
vắc-xin 2 lần mỗi ngày được thực hiện liên tục cả ngày làm việc cũng
như ngày nghỉ để đảm bảo vắc-xin luôn được bảo quản ở dải nhiệt độ từ + 2 đến
+8 độ C.
Nếu nhiệt
độ bảo quản vắc-xin quá thấp (dưới +2 độ C) thì cần điều chỉnh nhiệt
độ để tăng nhiệt độ tủ lạnh. Một số vắc-xin nhạy cảm với nhiệt độ thấp (nhiệt
độ đông băng) như bạch hầu-ho gà-uốn ván: DPT, DT, Td, uốn ván, viêm gan B,
vắc-xin 6 trong 1: DPT-VGB-Hib.... Nếu nhiệt độ thấp dưới +2 độ C, cần kiểm tra
xem vắc-xin có bị hỏng bởi bị đông băng hay không. Trường hợp nếu chỉ thị đông
băng báo vắc-xin có thể bị hỏng bởi đông băng, thực hiện “nghiệm pháp lắc” để
nhận biết những vắc-xin này có phải hủy bỏ hay không. Sau khi đông băng,
vắc-xin xuất hiện hiện tượng vẩn đục dung dịch hoặc có xu hướng lắng cặn ở dưới
đáy lọ sau khi lắc thì thông thường vắc-xin sẽ bị hủy bỏ vì không đảm bảo chất
lượng
Nếu nhiệt độ bảo quản
vắc-xin quá cao (trên +8 độ C), cần điều chỉnh nhiệt độ cho tủ lạnh
lạnh hơn. Nếu nhiệt độ không duy trì ổn định ở +2 độ C đến +8 độ C thì cần bảo
quản vắc-xin ở nơi khác cho đến khi tủ
lạnh bảo quản vắc-xin được sửa chữa.
2. Cách bảo quản và sử dụng vắc-xin
2.1. Bảo quản vắc-xin và dung môi trong thiết bị dây chuyền lạnh
·
Bảo quản vắc-xin
Vắc-xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh
từ khi sản xuất tới khi sử dụng và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc-xin
theo yêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, cụ thể
như:
·
Nhiệt độ thích hợp là từ +2 đến +8 độ C.
·
Kho bảo quản vắc-xin phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo
quản thuốc.
·
Việc vận chuyển vắc-xin từ kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải
được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin
·
Bảo quản vắc-xin tại các điểm tiêm chủng bằng tủ lạnh, phích
vắc-xin hoặc hòm lạnh từ khi bắt đầu tiêm chủng đến lúc kết thúc buổi tiêm
chủng
·
Trường hợp phải lưu trữ vắc-xin thì phải kiểm tra nhiệt độ bảo
quản và ghi chép tối thiểu 2 lần mỗi ngày; có thiết bị theo dõi nhiệt độ của
vắc-xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi
vận chuyển, giao hàng.
- Khi tiếp nhận
vắc-xin, nhân viên y tế có trách nhiệm kiểm tra tình trạng bảo quản và các
thông tin khác theo quy định.
- Vắc-xin phải
được bảo quản riêng trong thiết bị dây chuyền lạnh, không bảo quản chung
với các sản phẩm khác; sắp xếp vắc-xin đúng vị trí, tránh làm đông băng
vắc-xin
- Bảo đảm vệ sinh
khi thực hiện thao tác với hộp, lọ vắc-xin
- Thực hiện việc
theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin hàng ngày, kể cả ngày
lễ, ngày nghỉ và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 2 lần mỗi ngày ở
buổi sáng bắt đầu ngày làm việc và buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm
việc
- Có nhiệt kế và
chỉ thị đông băng điện tử đối với kho hoặc tủ lạnh bảo quản
vắc-xin của tuyến tỉnh và tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố;
có nhiệt kế đối với tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc-xin của tuyến xã,
phường, thị trấn.
- Bảo quản dung
môi
Trường hợp dung môi không đóng gói cùng với vắc-xin, dung môi có
thể được bảo quản ngoài thiết bị dây chuyền lạnh như bảo quản ở nhiệt độ phòng
nhưng phải tuân thủ các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất và đáp ứng các yêu
cầu như không được để đông băng dung môi và dung môi phải được làm lạnh từ +2
độ C đến +8 độ C trước khi sử dụng tối thiểu 24 giờ để pha hồi chỉnh vắc-xin.
2.2. Bảo quản vắc-xin trong buổi tiêm chủng:
·
Sử dụng phích vắc-xin, hòm lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản vắc-xin
trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định đã được nêu trên và phải bảo đảm nhiệt
độ bảo quản vắc-xin từ +2 độ C đến +8 độ C.
·
Những lọ vắc-xin chưa mở sau buổi tiêm chủng cần được tiếp tục
bảo quản trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước vào buổi tiêm chủng kế
tiếp.
3. Tủ lạnh bảo quản vắc-xin
Buồng lạnh âm và buồng lạnh
dương có dung tích bảo quản lạnh lớn (20 - 40m3) được sử dụng bảo quản vắc-xin
ở tuyến quốc gia và khu vực nơi dự trữ và cung cấp vắc-xin cho các tỉnh.
Tủ
lạnh bảo quản vắc-xin chuyên dụng TCW3000 hoặc Haier hiện đang được sử dụng để
bảo quản vắc-xin trong quá trình tiêm chủng đối với hầu hết các cơ sở tiêm
chủng. Một số tủ lạnh vắc-xin chuyên dụng vẫn có thể đảm bảo giữ nhiệt độ ổn
định +2 đến +8 độ C nếu mất điện.
Tủ lạnh bảo quản vắc-xin phải được kiểm tra thường xuyên, theo dõi tình trạng hoạt động, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, được sửa chữa hoặc thay thế phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất bảo đảm vắc-xin luôn được lưu giữ ở đúng nhiệt độ trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc-xin. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và hiệu chuẩn định kỳ thiết bị dây chuyền lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc-xin theo quy định về quản lý trang thiết bị y tế.
Vắc-xin cần
được lưu trữ và vận chuyển theo những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo duy trì
chất lượng vắc-xin. Trong đó, đáng chú ý là nhiệt độ, không gian bảo quản vắc
xin. Ngoài ra, nhân viên y tế cũng nên lường trước sự cố và đối phó kịp thời với
các tình huống khẩn cấp.
1. Vai trò của lưu trữ và vận chuyển vắc-xin
Lưu
trữ và vận chuyển vắc-xin đóng vai trò quan trọng trong việc
làm tăng tỷ lệ phòng ngừa bệnh tật hiệu quả của vắc xin. Vắc-xin không được lưu
trữ và vận chuyển đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề như:
·
Giảm hiệu lực, giảm hiệu quả bảo vệ của vắc-xin
·
Lãng phí số tiền lớn cho các loại vắc xin đã không được lưu trữ,
vận chuyển đúng cách
·
Làm mất niềm tin của người nhận vắc-xin
Vắc xin cần được lưu trữ và bảo
quản tốt mới cho ra kết quả tiêm chủng tốt. Do đó, thà không tiêm vắc-xin còn
hơn tiêm sai một liều vắc xin đã bị xử lý không đúng cách.
2. Bảo quản vắc xin ở nhiệt độ lạnh
Vắc-xin cần được lưu trữ và bảo quản đúng cách từ khi sản xuất đến khi sử dụng. Đảm
bảo chất lượng vắc xin và duy trì chuỗi nhiệt độ lạnh là trách nhiệm của nhà sản
xuất, phâm phối, trung tâm tiêm chủng và nhân viên y tế. Dây chuyền lạnh bảo quản
vacxin bao gồm toàn bộ quy trình các thiết bị và quy trình được sử dụng để
vận chuyển, lưu trữ và xử lý vắc xin từ khâu sản xuất đến khi được sử dụng.
Bằng những bước bảo quản đơn giản trong lưu trữ và vận chuyển vắc xin, nhà cung
cấp có thể đảm bảo rằng người nhận đã được tiêm vắc xin an toàn.
Nhiệt độ bảo quản vắc xin được khuyến nghị
là:
·
Tủ đông:
o Trong
khoảng từ -58 ° F đến + 5 ° F (giữa -50 ° C đến -15 ° C)
·
Tủ lạnh:
o Trong
khoảng từ 35 ° F đến 46 ° F (giữa 2 ° C và 8 ° C)
o Trung
bình: 40 ° F (5 ° C)
3. Kế hoạch lưu trữ và vận chuyển vắc xin
Mỗi trung tâm vắc xin nên lưu
lại các hoạt động lưu trữ và vận chuyển
vắc xin bằng văn bản công việc chi tiết và cập nhật hàng năm. Nội dung
lưu trữ và vận chuyển vắc xin bao gồm:
·
Đặt hàng và xác nhận giao hàng vắc-xin
·
Lưu trữ và xử lý vắc-xin
·
Quản lý hàng tồn kho
·
Quản lý vắc-xin có nguy cơ cao bị giảm chất lượng
Các cơ sở vắc-xin cũng nên có
kế hoạch lưu trữ và thu hồi vắc-xin khẩn cấp. Kế hoạch này gồm có việc xây dựng
một trung tâm lưu trữ vắc xin dự phòng, trong đó phải đảm bảo vị trí thích hợp,
có khả năng theo dõi nhiệt độ tốt, duy trì nguồn điện bằng máy phát điện dự
phòng. Những địa điểm tiềm năng bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, cơ sở chăm sóc
dài hạn, Hội chữ thập đỏ.
Chiếc xe tải đông lạnh có thể
cần thiết trong việc vận chuyển một lượng lớn vắc xin. Ngoài ra, cần một nguồn
cung cấp các vật liệu đóng gói, tủ đông hoặc tủ lạnh di động, hộp đựng, bao bì
để vận chuyển một lượng lớn vắc xin (ví dụ như vắc xin cúm)
Mất điện hoặc thiên tai không phải là nguyên
nhân duy nhất dẫn đến giảm chất lượng vắc-xin. Chất lượng vắc xin cũng có thể
giảm xuống do bị lãng quên trên giá đựng thuốc, bảo quản ở nhiệt độ không thích
hợp. Liên hệ với nhà sản xuất vắc xin hoặc cơ sở y tế địa phương để có hướng
giải quyết phù hợp với các lọ vắc xin nghi ngờ bị giảm chất lượng.
4. Hướng dẫn nhân viên y tế lưu trữ và vận chuyển vắc xin
Chỉ định một điều phối viên vắc xin chính chịu trách nhiệm lưu
trữ và vận chuyển vắc xin đúng cách tại các cơ sở vắc xin. Chỉ định ít nhất
thêm một điều phối viên dự phòng (thay thế) trong trường hợp không có điều phối
viên chính. Những nhiệm vụ và trách nhiệm mà điều phối viên cần thực hiện bao
gồm:
·
Đặt mua vắc-xin
·
Giám sát việc tiếp nhận và lưu trữ vắc-xin
·
Sắp xếp vắc-xin trong (các) đơn vị lưu trữ
·
Giám sát nhiệt độ của (các) đơn vị lưu trữ (ít nhất 2 lần/ngày).
·
Ghi lại nhiệt độ trên nhật ký
·
Kiểm tra chất lượng vắc xin hàng ngày tại (các) đơn vị lưu trữ
·
Xoay vòng để vắc-xin gần nhất với ngày hết hạn sẽ được sử dụng
trước tiên
·
Theo dõi ngày hết hạn và đảm bảo rằng vắc-xin và chất pha loãng
đã hết hạn được loại bỏ khỏi (các) đơn vị lưu trữ và không được dùng cho bệnh
nhân
- Xử lý kịp thời
với những nguy cơ thay đổi nhiệt độ
- Giám sát vận
chuyển vắc-xin
- Bảo quản tất cả
các tài liệu lưu trữ và xử lý vắc-xin
- Bảo trì thiết bị
lưu trữ và hồ sơ bảo trì
- Duy trì tài liệu
về chương trình vắc xin dành cho trẻ em tại các cơ sở tham gia
- Đảm bảo rằng
nhân viên được giao nhiệm vụ đã được đào tạo đầy đủ
Bác sĩ và các nhân viên y tế mảng lâm sàng cần phối hợp lưu
trữ và vận chuyển vắc-xin đúng cách. Họ cũng cần có hiểu biết rõ ràng
về chi phí thay thế vắc-xin và ý nghĩa lâm sàng của vắc-xin bị quản lý sai.
0 Nhận xét