Bác sĩ và các nhân viên y tế mảng lâm sàng cần phối hợp lưu trữ và vận chuyển vắc-xin đúng cách. Họ cũng cần có hiểu biết rõ ràng về chi phí thay thế vắc-xin và ý nghĩa lâm sàng của vắc-xin bị quản lý sai.
1. Vận chuyển vắc-xin
Mỗi lần vận chuyển sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng vắc xin,
do đó, CDC khuyến nghị không nên vận chuyển vắc-xin thường xuyên mà chỉ nên vận
chuyển trong trường hợp cần thiết. Trước mỗi lần vận chuyển, cần chuẩn bị trang
thiết bị đầy đủ, lường trước để đề phòng các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn
vắc-xin. Số lượng vắc-xin và thời gian vận chuyển phải được giới hạn an toàn
(tối đa là 8 giờ). Quy trình vận chuyển vắc xin đạt chuẩn phải đảm bảo:
·
Duy trì nhiệt độ lạnh thích hợp cho vắc-xin
·
Không được đặt vắc-xin ở cốp xe
·
Giao trực tiếp vắc-xin đến cơ sở tiếp nhận
·
Vắc-xin cần được chuyển sang thùng chứa đạt chuẩn
·
Thiết bị kiểm tra vắc-xin được đặt trên xe để kiểm tra vắc xin
thường xuyên
Chất pha loãng vắc xin khi vận chuyển cần đảm
bảo duy trì nhiệt độ thích hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Các chất pha
loãng có chứa kháng nguyên (ví dụ, chất pha loãng DTaP-IPV được sử dụng với
vacxin đông khô HiB) nên được vận chuyển cùng với vắc-xin tương ứng ở nhiệt độ
tủ lạnh. KHÔNG BAO GIỜ được vận chuyển bất kỳ loại chất pha loãng vắc xin nào ở
nhiệt độ tủ đông.
Thông báo cho điều phối viên vắc xin khi vắc xin được giao đến.
Tránh để người khác (không phải điều phối viên vắc xin) nhận hàng vì những
người này có thể không hiểu được tầm quan trọng của việc lưu trữ vắc xin không
đúng cách.
Kiểm tra giao nhận vắc-xin gồm có:
·
Thùng đựng hàng
·
Các thủ tục hành chính
·
Nhiệt độ và các chỉ số bảo quản vắc-xin
Nếu có lo ngại vắc xin không đảm bảo chất
lượng, hãy dán nhãn vắc xin không được sử dụng, lưu trữ trong điều kiện thích
hợp, tách biệt với các loại vắc xin khác. Sau đó, liên hệ với nhà sản xuất để
được hướng dẫn xử lý vắc-xin.
2. Vắc-xin nên được lưu trữ trong không gian như thế nào?
Thúc đẩy lưu thông không khí tốt xung quanh nơi lưu trữ vắc xin
bằng cách:
·
Đặt trong phòng thông thoáng
·
Chừa không gian thoáng ở tất cả các phía và trên trần nhà
·
Giữ khoảng cách ít nhất 4 inch giữa vắc xin lưu trữ với bức
tường
·
Giữ khoảng cách ít nhất 1 đến 2 inch giữa vắc xin lưu trữ với
sàn nhà
3. Thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc-xin
Giám
sát nhiệt độ là một phần quan trọng trong lưu trữ và bảo quản vắc xin.
CDC khuyến nghị chỉ sử dụng thiết bị theo dõi nhiệt độ đạt chuẩn đã được chứng
nhận. Chứng nhận này cho người dùng biết về mức độ chính xác của thiết bị theo
dõi nhiệt độ so với tiêu chuẩn được công nhận. Các thiết bị theo dõi nhiệt độ
đạt chuẩn được yêu cầu cho các loại vắc xin được cung cấp cho trẻ em hoặc các
loại vắc-xin khác được mua bằng quỹ cộng đồng.
Theo thời gian, mức độ chính
xác của các thiết bị theo dõi nhiệt độ cũng giảm dần. Do đó, các thiết bị theo dõi nhiệt độ phải trải qua quá
trình kiểm tra hiệu chuẩn định kỳ mỗi 1 đến 2 năm kể từ ngày thử nghiệm cuối
cùng hoặc theo dòng thời gian đề xuất của nhà sản xuất. Nếu kiểm tra hiệu chuẩn
cho thấy thiết bị theo dõi nhiệt độ không còn chính xác, thì nên thay thế.
4. Xử lý sự cố trong quá trình lưu trữ
vắc-xin
Để duy trì nhiệt độ thích
hợp, các tủ đông và tủ lạnh phải ở trong tình trạng hoạt động tốt và phải được
cung cấp điện mọi thời điểm.
Cắm các giá chứa vắc xin trực
tiếp vào ổ cắm trên tường. Không sử dụng ổ cắm điện có công tắc mạch tích hợp,
ổ cắm có thể được kích hoạt bằng công tắc trên tường hoặc dải nguồn đa ổ cắm vì
dễ bị vấp hoặc tắt, dẫn đến mất điện. Chỉ cắm một bộ lưu trữ vắc xin vào ổ cắm.
Điều này sẽ làm giảm nguy cơ quá tải ổ cắm có thể gây nguy hiểm hỏa hoạn.
Sử dụng bộ bảo vệ phích cắm
để ngăn người khác vô tình rút phích cắm khỏi thiết bị. Hệ thống báo động nhiệt
độ sẽ cảnh báo nhân viên về dấu hiệu thay đổi nhiệt độ sau giờ làm việc, đặc
biệt trong trường hợp lưu trữ một lượng lớn vắc-xin. Đặt một dấu hiệu cảnh báo
gần ổ cắm điện, trên các thiết bị lưu trữ và tại hộp cầu dao để cảnh báo người
quản lý và thợ điện không được rút phích cắm của vắc xin nơi lưu trữ hoặc tắt
nguồn.. Dấu hiệu cảnh báo nên bao gồm thông tin liên lạc khẩn cấp.
Đặt nhãn là “Đừng uống” vào các thùng chứa nước, chai nước giúp
ổn định nhiệt độ trong tủ lạnh. Nên đặt chúng ở cửa, kệ trên cùng và trên sàn
của nơi lưu trữ vắc xin. Nguyên tắc tương tự áp dụng cho tủ đông. Lưu trữ chai
nước đông lạnh trong tủ đông và cửa tủ đông.
Ngoài việc theo dõi nhiệt độ, các kiểm tra khác trong mỗi vị trí
vắc xin được lưu trữ nên được thực hiện hàng ngày. Mỗi lần kiểm tra nên bao gồm
những điều sau đây:
·
Các vắc-xin được đặt đúng cách không?
·
Có đúng loại vắc-xin trong bao bì gốc không?
·
Khoảng cách nơi dự trữ vắc xin với tường, sàn nhà, trần nhà có
đảm bảo không?
Quan trọng không kém đó là thực hiện các biện pháp để ngăn chặn
sự cố, ví dụ, khi nhiệt độ không thích hợp. Nhân viên nên biết liên hệ với ai
trong trường hợp vắc xin có nguy cơ bị hỏng?
Nếu gặp sự cố mất điện, ngay lập tức bắt đầu
thực hiện kế hoạch khẩn cấp. Tùy thuộc vào nhiệt độ phòng, nhiệt độ lưu trữ có
thể được duy trì trong một khoảng thời gian rất ngắn. Trong khoảng thời gian
đó, bạn không chắc xử lý được vấn đề nhiệt độ thì nên nghĩ đến phương án di
chuyển vắc xin đến cơ sở lưu trữ vắc xin dự phòng theo hướng dẫn trong kế hoạch
khẩn cấp.
5. Các biện pháp phòng ngừa
·
Cắm thiết bị trực tiếp vào tường; KHÔNG sử dụng dải nguồn điện
đa ổ cắm
·
KHÔNG sử dụng ổ cắm điện có bộ chuyển mạch tích hợp
·
KHÔNG sử dụng ổ cắm điện được kích hoạt bằng công tắc trên tường
·
Chỉ cắm một thiết bị vào ổ cắm
- Sử dụng bảo vệ
phích cắm hoặc khóa phích cắm an toàn
- Cài đặt báo động
nhiệt độ
- Bộ ngắt mạch và
ổ cắm điện
- Thiết lập các
dấu hiệu cảnh báo bao gồm thông tin liên lạc khẩn cấp
- Sử dụng chai
nước trong tủ lạnh và chai nước đông lạnh trong tủ đông để duy trì nhiệt
độ
- Thực hiện kiểm
tra hàng ngày các vị trí lưu trữ vắc-xin
- Nếu các chất
sinh học khác được lưu trữ trong cùng một vị trí, hãy lưu trữ chúng ở vị
trí DƯỚI vắc-xin để tránh nhiễm bẩn
- Không bao giờ
lưu trữ thực phẩm và đồ uống trong cùng một vị trí với vắc-xin
- Có hành động
khắc phục ngay lập tức khi có sự cố
0 Nhận xét