Bài Viết Mới!

6/recent/ticker-posts

Một số lưu ý khi bảo quản thuốc tại nhà

Thuốc có nguồn gốc đa dạng (tự nhiên như động vật, thực vật, khoáng vật,… hoặc nhân tạo như tổng hợp hoá học, sinh học,…) do có bản chất khác nhau nên có tính chất lý- hoá học khác nhau và mức độ bền vững với các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, môi trường cũng khác nhau.




Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Trong những ngày hè khí hậu nóng nực, nhiệt độ có nơi tăng cao đến 38-40°C, độ ẩm nhiều khi rất cao trên 80%. Vì vậy, nếu bảo quản không tốt, không đúng thuốc rất dễ bị hư hỏng, mất tác dụng gây thiệt hại về sức khoẻ và kinh tế của người sử dụng.

Các yếu tố liên quan đến việc bảo quản thuốc
Ảnh hưởng của độ ẩm đến thuốc: Độ ẩm cao dễ làm hút ẩm với các thuốc là các loại thuốc viên bọc đưởng, viên nang. Nó gây vón cục, ẩm mốc thuốc bột; làm giảm hay loãng một số thuốc có trong siro; phá huỷ các thuốc có bản chất là enzym (men tiêu hoá). Đôi khi làm mất tác dụng của một số loại kháng sinh và thuốc nội tiết; gây ra một số phản ứng hoá học, phản ứng thuỷ phân làm hỏng thuốc. Độ ẩm cao còn có khả năng làm thuốc biến đổi, hình thành chất mới gây nguy hiểm cho người sử dụng (tạo ra acid salicylic trong viên thuốc aspirin). Độ ẩm thấp có thể làm cho một số thuốc có bản chất là muối bị mất nước là ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm cho một số phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, làm thuốc mất hơi nước, kết tinh một số thuốc dạng lỏng (cồn, tinh dầu,…) gây hư hỏng các thuốc như kháng sinh, cao thuốc, cồn thuốc. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm sẽ làm cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn gây hư hỏng thuốc. Nhiệt độ thấp có thể gây hư hỏng một số dạng thuốc ở dạng nhũ tương hoặc kết tủa một số thuốc.

Ảnh hưởng của ánh sáng: Ánh sáng làm thay đổi màu sắc của thuốc; làm phân huỷ nhiều thuốc

Một số lưu ý khi bảo quản thuốc tại nhà:
Mỗi loại thuốc đều có khuyến nghị riêng về bảo quản do đó người sử dụng cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ về mọi hướng dẫn bảo quản cụ thể.

¹ Môi trưởng lưu trữ, bảo quản thuốc:
- Môi trường lý tưởng của phần lớn các thuốc theo khuyến cáo là nơi có nhiệt độ là 15-25°C, độ ẩm <70%, tránh ánh sáng mặt trời.
- Tại nhà các thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô mát (trừ những thuốc bắt buộc phải để trong tủ lạnh, tủ đông) như tủ thuốc riêng, ngăn kéo tủ quần áo,… không để tủ thuốc trong phòng tắm, nhà bếp, tránh xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em, vật nuôi.
- Không để thuốc trong cốp xe, các thuốc cần mang theo sau khi xuống xe thì nên mang theo chứ không để luôn trên xe.

¹ Giữ thuốc trong hộp đựng ban đầu của nhà sản xuất:
- Không nên lấy thuốc ra khỏi bao bì của nhà sản xuất do các bao bì đóng gói đã được nhà sản xuất nghiên cứu phù hợp với điều kiện bảo quản của thuốc (tránh ánh sáng, chống ẩm).
- Người cao tuổi, người bệnh cần sử dụng thuốc hàng ngày thì các thuốc sau khi lấy ra khỏi bao bì đóng gói của nhà sản xuất cũng phải bảo quản tại nơi khô mát.

¹ Bảo quản thuốc khi đi xa:
Trường hợp cần thiết phải mang thuốc khi đi xa, đi du lịch cần lưu ý đóng gói thuốc thuận tiện, giữ nguyên bao bì của nhà sản xuất, mang theo đơn thuốc (với các trường hợp xuất cảnh), chuẩn bị các phương tiện bảo quản thuốc đúng (gói chống ẩm, hộp trữ lạnh).

¹ Bảo quản một số dạng thuốc cụ thể:
- Thuốc viên và viên nang: Để trong hộp kín, tránh ánh sáng, giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất. Không dùng tay ướt/bẩn khi lấy thuốc.
- Thuốc tiêm và vắc-xin: Nhiệt độ bảo quản thông thường là 2-8°C trừ trường hợp đặc biệt, do đó để trong ngăn mát tủ lạnh không bảo quản tại ngăn đá và ngăn rau (ngăn đá có nhiệt độ quá thấp và ngăn rau có nhiệt độ cao hơn gây hỏng thuốc). Không chạm tay vào vắc-xin sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
- Insulin: Khi chưa mở nắp để tại ngăn mát tủ lạnh, sau khi mở nắp bảo quản ở nhiệt độ phòng giúp cho quá trình tiêm thuốc thuận tiện hơn (trừ khi có khuyến cáo đặc biệt của nhà sản xuất).
- Siro thuốc: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, vặn chặt nắp sau khi mở để tránh vi khuẩn xâm nhập. Hầu hết siro thuốc nên được sử dụng trong vòng 1 tuần sau khi mở nắp.
- Các thuốc nhỏ mắt, mũi, tai: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, khi sử dụng nên nhỏ thuốc ở một khoảng cách nhất định tránh để vòi/ống thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, tai làm cho phần thuốc còn lại dễ bị nhiễm bẩn.

 

Những tiêu chuẩn bảo quản thuốc theo quy định GPP

Bảo quản thuốc đạt chuẩn chất lượng GPP là cách để phát huy hết tác dụng của thuốc đối với sức khỏe con người. Bạn nên có cách bảo quản thuốc trong kho, nhà thuốc, bệnh viện, tại nhà như thế nào hợp lý?

Những tiêu chuẩn bảo quản thuốc theo quy định GPP

Thuốc là các sản phẩm có nguồn gốc rất đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau như động vật, thực vật, hóa học, sinh học… Bản chất từng loại thuốc khác nhau dẫn tới độ bền với các yếu tố này ở môi trường bên ngoài cũng khác nhau.

Khí hậu Việt Nam nóng ẩm quanh năm, nhiệt đới gió mùa có khi rất nóng, có lúc sẽ bị lạnh, mưa thất thường. Nếu không thực hành tốt bảo quản thuốc GPP thì thuốc dễ bị hỏng. Lúc này chất lượng thuốc không đảm bảo để phát huy tác dụng chữa bệnh cho người dùng. Do đó bảo quản các sản phẩm thuốc hợp lý là điều vô cùng cần thiết tại các kho thuốc, nhà thuốc hiện đại.

Các yếu tố liên quan đến bảo quản thuốc

Có khá nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới việc bảo quản thuốc mà quý khách hàng khi mở nhà thuốc nên chú ý, quan tâm. Những yếu tố tác động bao gồm:

  • Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm bảo quản thuốc: Độ ẩm cao dễ hút ẩm của các loại thuốc dạng viên nang, thuốc bọc đường. Bên cạnh đó với thuốc bột lại khiến cho thuốc dễ bị vón cục, ẩm mốc. Đối với siro thì dễ bị loãng, phá hủy cấu trúc các loại thuốc có bản chất là enzym. Một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc nội tiết bị mất đi tác dụng, gây ra nhiều biến đổi chất, tạo thành chất mới nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
  • Quy định về bảo quản thuốc với nhiệt độ cũng rất rõ ràng: Không để thuốc ở nhiệt độ cao, không đặt thuốc trực tiếp ở ánh nắng mặt trời chiếu vào. Kết hợp với độ ẩm cao, làm cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn gây hư hỏng thuốc.
  • Ánh sáng quá mạnh cũng khiến cho thuốc dễ bị thay đổi màu sắc, phân hủy nhiều chất thuốc, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc về sau.

Bảo quản thuốc tại nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP

Các quy định về bảo quản thuốc tại nhà theo tiêu chuẩn GPP được quy định tại tiểu 3, mục III, Phụ lục I -1a Thông tư 02/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
  • Thứ hai, thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
  • Thứ ba, các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
  • Thứ tư, thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất) và các thuốc độc hại, nhạy cảm và nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt gây cháy nổ (các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa. dễ cháy và các hoạt khí nén) phải được bảo quản tách biệt, có các biện pháp đảm bảo an toàn và an ninh theo đúng quy định của pháp luật có liên quan.
  • Thuốc độc, thuốc trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực phải được bảo quản ở khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, để quan sát.

5 chống trong bảo quản thuốc bạn nên nắm vững

Dưới đây là 5 chống trong bảo quản thuốc quý khách hàng nên nắm vững để có thể có được chất lượng thuốc tốt:

  • Chống ẩm nóng, ánh sáng trực tiếp, mối mọt, côn trùng
  • Chống cháy nổ, đảm bảo có bình PCCC, đảm bảo diện tích kho phù hợp, trình dược viên được tập huấn PCCC, cần có hệ thống báo cháy tự động…
  • Tạo ra ranh giới để chống nhầm lẫn giữa các loại thuốc, khu đựng thuốc với nhau.
  • Chống hư hao, đổ vỡ: Đặt thuốc ở nơi an toàn, cao ráo, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn tường chống nóng, chống ánh sáng trực tiếp tác động vào…
  • Chống quá hạn sử dụng với nguyên tắc FEFO (thuốc gần hết hạn trước dùng trước – first expired first out) . Đánh dấu các loại thuốc bằng những quy định riêng của từng nhà thuốc, tránh bán thuốc hết hạn sử dụng cho người tiêu dùng.

Một số câu hỏi liên quan tới bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc trong tủ lạnh có tốt không?

Trình dược viên cần thực hành tốt bảo quản thuốc, nhất là những loại thuốc đặc biệt cần có phương án bảo quản cho phù hợp. Mỗi loại thuốc có phương án bảo quản khác nhau, cụ thể:

Điều quan trọng nhất là tủ lạnh đó kích cỡ bao nhiêu, sử dụng tủ lạnh thế nào cho phù hợp với không gian của quầy thuốc, nhà thuốc hay hiệu thuốc của bạn.

  • Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phần lớn các loại thuốc Tây hiện nay nên được bảo quản trong môi trường với nhiệt độ từ 15-25°C, độ ẩm <70%, tránh ánh sáng mặt trời.
  • Một số loại thuốc chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, còn số khác có thể đặt ở tủ thuốc riêng hoặc ngăn mát tủ lạnh. Có một số loại thuốc bắt buộc phải để trong tủ lạnh, tủ đông.
  • Tránh xa phòng tắm, nhà bếp, tủ đựng thuốc thấp tránh trẻ em hay vật nuôi có thể động tay chân vào.
  • Không để thuốc trong cốp xe.

Bảo quản thuốc trong bệnh viện thế nào?

Theo quy định tại Tiểu mục 3, Mục II, Phụ lục I – 1a Thông tư 02/2021/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) do Bộ trưởng bộ Y tế ban hành về thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc, cụ thể như sau:

Đối với các thiết bị bảo quản thuốc:

Dùng các thiết bị bảo quản chất lượng thuốc cần tránh ảnh hưởng bất lợi từ thời tiết (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, các loại côn trùng, động vật khác). Cụ thể:

  • Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản chất lượng thuốc và đảm bảo thẩm mỹ
  • Có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tá, đảm bảo việc kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc và tránh nhầm lẫn.
  • Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. nhiệt kế, nhiệt ẩm phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
  • Có tủ lạnh để bảo quản thuốc đặc biệt cần nhiệt độ mát của tủ.

Bảo quản thuốc khi đi xa: Cần đóng gói thuốc đúng với quy chuẩn, mang theo đơn thuốc nếu lỡ như thuốc bị hỏng. Cần chuẩn bị các phương tiện bảo quản chất lượng thuốc đúng chuẩn yêu cầu như gói chống ẩm, hộp trữ lạnh.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét