Thiamin là một loại vitamin quan trọng đối với con người. Tuy nhiên cơ thể không thể tự tổng hợp ra chúng, vì thế, nhiều người đã lựa chọn cách thức bổ sung vitamin này bằng các sản phẩm hỗ trợ. Vậy Thiamin là gì, công dụng ra sao đối với cơ thể?
1. Thiamin là gì?
Thiamin hay còn được gọi là vitamin B1, vitamin được các nhà khoa học phát hiện đầu tiên trong nhóm B. B1 có thể tan được trong nước, có nhiều trong các loại thực phẩm như gạo, đậu, ngũ cốc, thịt heo, cá thịt đỏ, bắp cải, măng tây, các loại hạt, gan,…
B1 góp phần trong quá trình tạo ATP (phân tử mang năng lượng). Nó còn tham gia vào các hoạt động sống khác của cơ thể, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển, thực hiện chức năng của các tế bào. Với đời sống hiện nay, tình trạng thiếu Thiamin rất hiếm gặp, thường thấy ở những người có hệ miễn dịch yếu, nghiện rượu, dùng thuốc điều trị bệnh,… Nên tình trạng thiếu thừa đều có thể gặp phải, tuy nhiên thừa sẽ phổ biến hơn do người tiêu dùng tự ý mua thuốc về sử dụng dẫn đến những hệ quả không đáng có.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người trưởng thành cần bổ sung khoảng từ 1,3 đến 1,5 mg vitamin B1 để đảm bảo hoạt động sống bình thường của cơ thể. Tùy tuổi trạng mà lượng B1 cần bổ sung cũng sẽ khác nhau.
2. Vai trò của Thiamin đối với cơ thể
Vitamin B1 đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nó đóng góp nhiều trong quá trình phát triển cũng như hoạt động sống của chúng ta:
2.1. Tham gia vào các phản ứng enzyme
Thiamin chuyển hóa ở dạng thiaminpyrophosphat, để thực hiện phản ứng decacboxyl oxy hóa cetoacid. Do đó, khi thiếu hụt B1, cetoacid tích tụ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như giảm tiết dịch vị, tê phù,…
2.2. Tham gia vào chuyển hóa glucose
Khi ở dạng thiaminpyrophosphat chúng sẽ bẻ gãy hợp chất carbohydrate tạo thành đường glucose. Lúc này glucose sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất và tạo ra sản phẩm là acid pyruvic và acid cetoglutaric.
2.3. Phân giải Pyruvic tạo oxyethylpyrophosphat
Cũng ở dạng thiaminpyrophosphat, B1 sẽ tham gia phân giải acid pyruvic để tạo ra oxyethylpyrophosphat. Phản ứng này liên quan đến việc tổng tạo ATP và GTP cung cấp cho hoạt động của tế bào.
2.4. Thiamin hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate tạo ra sản phẩm
Các loại thức ăn được đưa vào cơ thể gồm nhiều hợp chất khác nhau, lúc này cơ quan tiêu hóa sẽ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Trong đó carbohydrate sẽ được B1 đảm nhận quá trình chuyển hóa chúng để tạo ra các sản phẩm cần thiết cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
3. Các công dụng không ngờ của thiamin
Vitamin B1 mang lại những công dụng rất lớn đối với sức khỏe của chúng ta:
3.1. Ngăn ngừa lão hóa
Một vài nghiên cứu khoa học mới đây chỉ ra rằng, việc sử dụng B1 thường xuyên có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa enzyme decacboxyl, giúp trao đổi chất trong cơ thể thuận lợi hơn. Ngoài ra, B1 còn làm tái tạo da hiệu quả, giúp trắng sáng mịn màng hơn.
Bên cạnh đó, B1 cũng góp phần trong vai trò chống oxy hóa cho cơ thể, ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào. Là nguyên nhân chính gây lão hóa da, nếp nhăn, tàn nhang, chảy xệ,…
3.2. Giúp da trắng sáng
Ít ai biết rằng, thiamin có khả năng giúp da trắng sáng, đặc biệt rất hữu ích với người bị sạm nám. Do đó, để làm giảm sạm nám da có thể sử dụng thuốc uống và bôi trực tiếp để nuôi dưỡng vùng da bị hư tổn. Không những thế B1 còn có thể ngăn chặn được sắc tố Melanin giúp cho da đều màu hơn.
3.3. Giúp tóc chắc khỏe
B1 không những hỗ trợ về mặt sức khỏe, giảm được tình trạng căng thẳng, giúp tóc suôn mượt, giảm gãy rụng. Nó có khả năng bảo vệ nang tóc khỏi những tác động bên ngoài và bên trong trong cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi tóc chắc khỏe.
3.4. Cân bằng hệ miễn dịch
Bên trong đường tiêu hóa, trên niêm mạc là nơi các lông nhung, vi lông nhung hoạt động để hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà chúng ta đưa vào cơ thể. B1 sẽ duy trì và bảo vệ chúng, ngược lại khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ hấp thu tốt vitamin B1, hỗ trợ lẫn nhau cùng tăng cường miễn dịch chung, bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh.
3.5. Cải thiện trí nhớ
Khi thiếu vitamin B1 thường sẽ ảnh hưởng đến thần kinh như hay quên, mất tập trung, đau đầu, chóng mặt, làm việc mất năng suất,… Do đó, cần bổ sung đủ lượng vitamin rất quan trọng, những người có tính chất công việc đặc thù ngồi nhiều trước máy tính cần quan tâm hơn về vấn đề này.
4. Dấu hiệu khi cơ thể thiếu và thừa vitamin B1
Khi thiếu vitamin B1 cơ thể sẽ gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh Beriberi: gồm thể ướt và thể khô, bệnh xuất hiện khi thiếu hụt B1 gây tê phù lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, tim mạch nghiệm trọng hơn sẽ dẫn đến suy tim. Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời làm tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bệnh não Wernicke: dẫn đến hiện tượng rối loạn nhân cách, trầm cảm, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần. Người bệnh cần được sử dụng thuốc liều cao và chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện bệnh. Ngoài ra khi thiếu hụt vitamin B1 cơ thể còn gặp một số dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, tinh thần rối loạn, yếu cơ, giảm thị lực, khó thở, giảm nhận thức.
Vitamin B1 giúp bổ thần kinh, cần thiết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng khi vitamin quá thừa so với nhu cầu của cơ thể cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không mong muốn như đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, phù nề, chuột rút,… Ngoài ra, tiêm B1 quá liều sẽ dẫn đến ngất, gây sốc nhưng đối với thuốc uống nếu sử dụng quá liều thì phần dư sẽ được đào thải ra ngoài thông qua mồ hôi.
0 Nhận xét